Chat với Như Ý
0937.672.889

Chi tiết từng bước cách làm giáo án và những điều cần lưu ý

Công việc quan trọng nhất của giáo viên là truyền đạt kiến thức một cách đầy đủ, dễ hiểu cho học sinh. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải chuẩn bị giáo án và phương pháp dạy cẩn thận. Trong bài viết này, We sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước cách làm giáo án và những điều cần lưu ý khi soạn giáo án mà bạn nên biết.

Nội dung bài viết:

  1. Điều kiện cần biết để làm giáo án
  2. Tổng quan các bước làm giáo án
  3. Hướng dẫn cách làm giáo án theo từng bước cụ thể
    • Lập dàn ý cơ bản
    • Lên kế hoạch giảng dạy
    • Chuẩn bị
  4. Lời khuyên khi làm giáo án cho giáo viên trẻ

1. Điều kiện cần biết để làm giáo án

  • Đầu tiên là chương trình dạy học, phân phối chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng, sách giáo viên và tài liệu tham khảo. Mỗi môn học đều có tiến trình dạy học cụ thể và nhiệm vụ của giáo viên là chuẩn bị giáo án theo đúng tiến trình của Bộ Giáo dục.
  • Thứ hai là điều kiện cơ sở vật chất như: lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học. Chẳng hạn, với lớp học có đầy đủ thiết bị hiện đại thì có thể sử dụng máy chiếu để học sinh dễ nhìn và tiết kiệm thời gian, công sức. Còn đối với những lớp học không có thiết bị hiện đại, thì bắt buộc giáo viên phải viết tay kết hợp với giảng để học sinh hiểu bài.

cách soạn giáo án

cách soạn giáo án

Khi làm giáo án, giáo viên cần tuân thủ nhiều điều kiện

  • Thứ ba là đặc điểm nội dung bài học, tiết học. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cách làm giáo án của giáo viên. Chẳng hạn, nếu nội dung bài học đơn giản thì bạn có thể thiết kế các trò chơi liên quan đến bài học vừa giúp học sinh dễ nhớ vừa thư giãn đầu óc. Còn với bài học dài thì nên cân nhắc nội dung để giảng hết bài học mà vẫn đảm bảo đầy đủ và dễ hiểu.
  • Cuối cùng, cần phải căn cứ vào trình độ tiếp thu của học sinh. Một lớp trung bình với lớp giỏi không thể sử dụng chung một giáo án mà cần có độ khó dễ, chi tiết giáo án phải khác nhau. Giáo viên cũng có thể chỉ cần xây dựng giáo án cơ bản, sau đó trong quá trình dạy thì giảng chi tiết hơn tùy theo trình độ tiếp thu của học sinh.

Lớp luyện viết chữ đẹp học sinh

2. Tổng quan các bước làm giáo án

Khi soạn giáo án, giáo viên phải thực hiện tất cả là 5 bước. Cụ thể:

  • Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
    • Sau khi kết thúc bài học, học sinh cần hiểu được những gì về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
    • Xác định mức độ đạt được (biết, hiểu, vận dụng) căn cứ vào chuẩn kiến thức và trình độ tiếp thu của học sinh.

hướng dẫn làm giáo án

hướng dẫn làm giáo án

Giáo viên cần xác định mục tiêu trước khi làm giáo án

  • Bước 2: Xác định phương pháp dạy học chủ đạo
    • Định hướng phương pháp dạy chính áp dụng trong bài học.
    • Đối với từng hành động cụ thể nên đưa ra các phương pháp khác để phù hợp với đặc thù.
    • Xác định đúng phương pháp dựa vào: điều kiện cơ sở vật chất, nội dung bài giảng và trình độ tiếp thu của học sinh.
  • Bước 3: Chuẩn bị thiết bị dạy học
    • Thiết bị cho giáo viên: máy tính, máy chiếu, sơ đồ, phiếu học tập, tranh ảnh…
    • Thiết bị cho học sinh: tài liệu sưu tầm và nghiên cứu trước tài liệu…
  • Bước 4: Tiến trình các hoạt động dạy học
    • Phân biệt hoạt động của giáo viên và hoạt động của học sinh trong từng hoạt động cụ thể.
    • Định hướng mục tiêu rõ ràng cho từng hoạt động, không nên xây dựng quá nhiều hoạt động trong một tiết học.
    • Phân bổ thời lượng cho mỗi hoạt động hợp lý.
  • Bước 5: Tổng kết cuối bài
    • Tóm tắt, tổng kết những điểm chính của tiết học.
    • Có thể sử dụng phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết để học sinh nhớ lại các kiến thức đã học.
    • Giao nhiệm vụ và bài tập về nhà cho học sinh.
    • Giới thiệu tài liệu tham khảo (nếu có).
    • Đánh giá, nhận xét tiết học để kịp thời điều chỉnh phương pháp dạy học và cách làm giáo án.

hướng dẫn soạn giáo án

hướng dẫn soạn giáo án

Soạn giáo án tốt để tiết học thêm hấp dẫn, cuốn hút

Trong đó có 3 bước quan trọng nhất là xác định mục tiêu bài học, xác định phương pháp chủ đạo và thiết kế, xây dựng hoạt động cụ thể. Một bài giảng hay là bài giảng được chuẩn bị cẩn thận, giúp học sinh hiểu bài và áp dụng được vào bài tập. Một giáo viên giỏi, chuẩn bị giáo án hay nhưng không phù hợp với học sinh thì chắc chắn bài học đó sẽ không thực hiện được mục tiêu đề ra.

Do đó, khi soạn giáo án bạn phải căn cứ vào nhiều yếu tố để xây dựng bài giảng tốt nhất cho học sinh của mình. Đây là yêu cầu cơ bản trong cách soạn giáo án mà giáo viên cần phải nắm bắt được.

Bài giảng e-Learning là gì?

3. Hướng dẫn cách làm giáo án theo từng bước cụ thể

Để soạn giáo án hiệu quả cần phải đầu tư về mặt thời gian, công sức và trí tuệ bởi mục tiêu chính là giúp học sinh tiếp thu được hết kiến thức trong bài. Hướng dẫn cách làm giáo án theo từng bước cụ thể dưới đây có thể giúp ích cho bạn trong việc xây dựng bài giảng trên lớp.

3.1 Lập dàn ý cơ bản

Cũng giống như khi viết văn, khi làm giáo án đầu tiên cũng phải lập dàn ý cơ bản. Bước này sẽ tạo khung sườn cho toàn bộ giáo án, đảm bảo bài giảng không bị thiết thừa hay lạc ý.

cách làm giáo án dạy học

cách làm giáo án dạy học

Đặt ra yêu cầu cụ thể của bài học

3.1.1 Nắm chắc mục tiêu của buổi học

Đầu tiên, bạn nên ghi hết các mục tiêu của bài học cần đạt được. Mục tiêu càng đơn giản càng tốt, chẳng hạn đối với tác phẩm “Lão Hạc” – SGK Ngữ Văn 8:

  • Hiểu và tóm tắt được nội dung văn bản “Lão Hạc”.
  • Học sinh thấy được tình cảnh khốn khó và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc.
  • Học sinh cảm nhận được tình thương của tác giả dành cho nhân vật lão Hạc.

Những ý này nói một cách đơn giản là học sinh của bạn cần nắm được những gì sau khi học xong bài học. Ngoài mục tiêu chính, bạn có thể viết thêm cách thực hiện mục tiêu đó để chi tiết hơn (bước này sẽ giúp việc soạn giáo án về sau nhanh chóng hơn).

3.1.2 Viết phần tổng quát

Phần tổng quát là các đề mục của bài, bạn nên im đậm các đề mục này. Các đề mục này được hình thành từ nội dung của bài học và những hoạt động trong bài. Các bài học có nhiều cách xây dựng đề mục khác nhau đặc biệt là các tác phẩm văn học. Giáo viên nên căn cứ vào mục tiêu để viết phần tổng quát cho phù hợp. Tùy vào thời lượng của tiết học, bài học có thể thêm hoặc bớt các ý chính.

3.1.3 Lên kế hoạch thời gian

Với mỗi mục đề nên lên kế hoạch thời gian cụ thể để đảm bảo không bị thiếu ý. Trong trường hợp bài học có quá nhiều ý mà thời gian tiết học không đủ thì hãy chia nhỏ bài học thành từng phần. Khi đó, bạn có thể tự điều chỉnh tốc độ truyền đạt nhanh chậm tùy thuộc vào tiến trình của bài học. Bạn hãy lấy thời gian của một tiết học để chia đều cho từng phần.

cách soạn giáo án giảng dạy

cách soạn giáo án giảng dạy

Giảng dạy trong thời gian đã lên kế hoạch trước

3.1.4 Hiểu học sinh của mình

Hãy soạn giáo án thích ứng với phần đông học sinh trong lớp. Còn với những em có năng khiếu bẩm sinh hay những em yếu hơn thì điều chỉnh cho phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng nên hiểu tích cách học sinh của mình để quản lý lớp học tốt hơn.

Luyện viết chữ đẹp cho người lớn

3.2 Lên kế hoạch giảng dạy

Đây là bước tiếp theo trong cách làm giáo án. Đây cũng là bước trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của bạn.

3.2.1 Mở đầu tiết học

Thông thường, đầu tiết học, học sinh thường mất tập trung, không chịu nghe giảng và ít động não. Do đó, khởi động nhẹ nhàng, hướng học sinh vào trọng tâm bài học để các em không bị sốc khi tiếp thu kiến thức mới. Bạn có thể mở đầu tiết học bằng một trò chơi đơn giản, sử dụng tranh ảnh để bắt đầu bài học, kiểm tra bài cũ…

cách soạn giáo án nhanh

cách soạn giáo án nhanh

Giúp học sinh khởi đầu bài học nhẹ nhàng

3.2.2 Truyền đạt thông tin

Giáo viên có nhiều cách truyền đạt thông tin nội dung bài học cho các em. Tùy thuộc vào trình độ tiếp thu kiến thức của học sinh mà có thể sử dụng cách truyền đạt trực tiếp hoặc gián tiếp qua video, tranh ảnh, trích đoạn… Bạn có thể cho học sinh biết trước nội dung bài học để học sinh dễ nắm bắt được trọng tâm của bài và nhớ được kiến thức sau khi học.

3.2.3 Làm bài tập có hướng dẫn

Việc cho học sinh làm bài tập có hướng dẫn sẽ giúp các em củng cố lại kiến thức và biết cách vận dụng lý thuyết vào bài tập. Chẳng hạn với môn Toán học, sau khi học xong định lý Talet, giáo viên nên cho học sinh làm những bài tập đơn giản, có thể có hướng dẫn cụ thể. Sau đó mới áp dụng đến các bài tập nâng cao để học sinh hiểu sâu hơn và vận dụng định lý một cách thành thạo.

3.2.4 Kiểm tra kết quả và đánh giá quá trình

Sau khi đã hoàn thành bài tập có hướng dẫn, bạn có thể cho học sinh làm một bài vài tập kiểm tra để xem các em đã hiểu và biết cách vận dụng chưa. Nếu chưa thì bạn phải giảng lại kiến thức và cố gắng giảng sâu theo cách soạn giáo án khác để học sinh hiểu được.

cách làm 1 giáo án

cách làm 1 giáo án

Dành thời gian để giúp học sinh giải quyết các vấn đề thắc mắc

3.2.5 Tự làm lại bài tập

Khi các em đã được cung cấp hết kiến thức, hãy để các em tự làm bài tập. Việc này giúp học sinh nắm vững kiến thức mà bạn vừa truyền đạt và biết cách vận dụng vào bài tập. Và nhiệm vụ của bạn là theo dõi quá trình, chữa bài, giảng giải kỹ hơn khi các em còn chưa hiểu, còn khúc mắc,…

3.2.6 Dành thời gian để đặt câu hỏi

Nếu thời gian tiết học còn dư, bạn có thể tận dụng để đặt câu hỏi xoay quanh bài học. Có thể để các em tự thảo luận, tranh luận với nhau, hay tham gia một trò chơi để tìm ra đội trả lời câu hỏi tốt nhất… Các cách này đều rất hữu ích đối với việc ghi nhớ kiến thức mới cho học sinh.

3.2.7 Kết luận bài học một cách cô đọng

Bài học có mở đầu thì cũng có phải có kết thúc. Hãy kết thúc bài học một cách cô đọng bằng cách nhắc lại kiến thức chính, củng cố kiến thức đã học. Bước này có thể hiểu là câu trả lời cho phần mục tiêu đã đặt ra ở đầu.

hướng dẫn soạn 1 giáo án

hướng dẫn soạn 1 giáo án

Cuối buổi học, hãy kết luận kiến thức một cách cô đọng, súc tích

3.3 Chuẩn bị

Ngoài các bước trên, bạn cũng cần phải chuẩn bị chu đáo trước khi lên lớp. Đặc biệt với những giáo viên trẻ, còn run trước học sinh thì nên chuẩn bị những bước sau khi thực hiện làm giáo án.

3.3.1 Viết ra giấy

Nếu sợ mình quên thì bạn nên viết ra giấy để bạn cảm thấy tự tin hơn, không bị vấp hay quên trong quá trình giảng dạy. Mặc dù quá trình này có thể sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn. Khi đã quen, bạn có thể dạy một cách tự nhiên và làm giáo án một cách trơn tru mà không cần phải viết ra giấy nữa.

3.3.2 Linh hoạt theo tình huống

Không ai có thể chắc chắn không có chuyện gì xảy ra trong quá trình giảng dạy. Bạn phải biết linh hoạt theo tình huống để bài giảng không bị đứt đoạn hay khi có vấn đề nào đó cắt ngang bài giảng của bạn.

cách để làm giáo án nhanh

cách để làm giáo án nhanh

Cách làm giáo án linh động theo từng tình huống

3.3.3 Lên kế hoạch vượt qua yêu cầu

Bạn có thể đặt ra mục tiêu cao hơn cho buổi học hay rút ngắn thời gian cho các hành động. Bởi bạn sẽ không biết học sinh của mình sẽ hợp tác như thế nào, chúng có hứng thú với bài học này không.

3.3.4 Soạn giáo án dễ hiểu

Soạn giáo án dễ hiểu sẽ giúp bạn dễ dàng làm chủ khi có sự thay đổi. Hay khi phải nhờ giáo viên khác dạy thay, họ có thể dễ dàng sử dụng giáo án của bạn để truyền đạt kiến thức cho học sinh.

3.3.5 Lên phương án dự phòng

Cũng có thể xảy ra trường hợp giáo án bị mất, lớp học không đủ sĩ số… Việc lên phương án dự phòng sẽ giúp bạn tránh được những tình huống xấu xảy ra. Việc này sẽ rất cần thiết đối với những giáo viên kinh nghiệm còn non trẻ hay trong những buổi dự giờ.

Cách làm giáo án điện tử bằng PowerPoint

4. Lời khuyên khi làm giáo án cho giáo viên trẻ

Việc soạn giáo án không phải là điều dễ dàng, đôi khi là vất vả đối với những giáo viên phải dạy nhiều lớp có trình độ khác nhau. Đặc biệt với những giáo viên trẻ, chưa có kinh nghiệm giảng dạy sẽ rất dễ khiến học sinh bị nhàm chán trong tiết học.

how to make a lesson plan

how to make a lesson plan

Giảng dạy đúng trọng tâm, dễ hiểu

Một số lời khuyên dưới đây sẽ giúp ích cho giáo viên trẻ khi thực hiện soạn giáo án:

  • Lồng ghép các thông tin liên quan trong giáo án, biết cách khiến các em tập trung vào bài học.
  • Có thể thường xuyên gọi trả lời với những em rụt rè.
  • Xem trước tài liệu học tập cùng học sinh và xây dựng mục tiêu cho tuần tới.
  • Xem lại kế hoạch giảng dạy sau mỗi buổi học để rút kinh nghiệm và xem mình cần thay đổi gì không.
  • Xây dựng khung bài dạy học theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục.

Hy vọng những thông tin về cách làm giáo án mà We cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho thầy cô đặc biệt là các giáo viên trẻ. Chúc các bạn thành công xây dựng một giáo án hay, hấp dẫn!