Chat với Như Ý
0937.672.889

Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học nâng cao chất lượng giảng dạy

Hiện nay, vận dụng phương pháp dạy học tích cực được nhiều trường tiểu học triển khai. Nó mang lại hiệu quả cao khi tăng sự hứng thú của học sinh trong mỗi giờ học cũng như phát huy được tính tính cực, chủ động, tư duy của học sinh. Để việc giảng dạy đạt được hiệu quả cao nhất, trong bài viết này We sẽ giới thiệu 10 phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học để quý thầy cô cùng tham khảo.

Nội dung bài viết:

  1. Định nghĩa phương pháp dạy học tích cực
  2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực
  3. So sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học tích cực
  4. Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
  5. Điều kiện để ứng dụng phương pháp dạy học tích cực
  6. Đưa yếu tố tích cực vào trong các biện pháp dạy học truyền thống

phương pháp giảng dạy tích cực ở tiểu học

Phương pháp dạy học tích cực được áp dụng nhiều tại các trường tiểu học vì mang lại hiệu quả dạy và học cao

1. Định nghĩa phương pháp dạy học tích cực

1.1 Nội dung định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học cần phải giúp học sinh phát huy được khả năng sáng tạo, tính chủ động, tích cực và tự giác trong học tập. Bên cạnh đó phải phù hợp với điều kiện học tập của từng lớp, từng môn học, rèn luyện ý thức tự học, kỹ năng ứng dụng kiến thức vào thực tế và mang lại niềm vui, sự hứng thú đối với học sinh.

1.2 Thế nào là tính tích cực học tập?

Tính tích cực học tập, về bản chất chính là tính tích cực nhận thức, được thể hiện ở khát vọng hiểu biết, cố gắng tâm sức và trí lực để chiếm lĩnh về kiến thức.

Biểu hiện của tính tích cực học tập gồm: luôn hăng hái trả lời trước các câu hỏi của giáo viên, bổ sung thêm các câu trả lời từ các bạn, đưa ra ý kiến của bản thân trước một vấn đề nào đó, đặt các câu hỏi và yêu cầu giải thích cặn kẽ với những vấn đề chưa rõ, chủ động tìm kiếm, bổ sung kiến thức, kỹ năng mới, tập trung vào bài học, cố gắng hoàn thành hết bài tập được giao, kiên trì, không nản chí trước các vấn đề khó khăn,…

Luyện viết chữ đẹp học sinh TPHCM

một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

Tính tích cực học tập thể hiện ở tinh thần hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên và không nản chí trước bất kỳ khó khăn nào

1.3 Thuật ngữ phương pháp dạy học tích cực

Muốn biết về phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học, trước hết cần phải hiểu về thuật ngữ phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp dạy học tích cực là các phương pháp dạy học được xây dựng theo hướng phát huy khả năng sáng tạo, tính chủ động và tích cực của các đối tượng người học.

1.4 Mối quan hệ giữa dạy học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm đề cao vai trò của người học. Trong thời gian học, giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo, còn học sinh sẽ phải tích cực, chủ động để bổ sung kiến thức, kỹ năng và rèn luyện về thái độ, nhân cách, chứ không có ai làm thay những điều này cả. Do đó, nếu người học không có sự tự giác, chủ động thì kết quả của việc học không cao.

Dạy học lấy học sinh làm trung tâm không được xem là một phương pháp dạy học, mà nó chính là một quan điểm về giáo dục nhưng lại chi phối toàn bộ quá trình dạy học về mục tiêu, nội dung, các phương pháp dạy học… chứ không đơn thuần có liên quan đến các phương pháp dạy và học.

một số phương pháp giảng dạy tích cực ở tiểu học

Giáo viên là người hướng dẫn còn học sinh tích cực, chủ động để bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện tính cách bản thân

2. Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực

2.1 Học sinh chủ động, tích cực tham gia xây dựng tiết học

Với phương pháp dạy học tích cực, học sinh sẽ đóng vai trò chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động học tập được giáo viên tổ chức để tự mình tìm ra kiến thức chưa rõ chứ không phải tiếp thu một cách thụ động kiến thức được giáo viên cung cấp sẵn.

2.2 Chú trọng rèn luyện, nâng cao phương pháp tự học

Phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học quan tâm và rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học. Bởi chỉ cần rèn luyện cho các em thói quen và phương pháp tự học sẽ giúp khơi dậy niềm đam mê và nội lực bên trong của các em, giúp các em cố gắng học tập và đạt được kết quả tốt hơn.

2.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác

Lớp học là nơi tương tác giữa giáo viên – học sinh, học sinh – học sinh. Trong phương pháp học tập tích cực, bên cạnh cá nhân chủ động tiếp thu kiến thức cũng nên có sự phối hợp học tập hợp tác giữa các em thông qua các cuộc thảo luận nhóm, để các em tích cực thảo luận, trình bày ý kiến của bản thân, phát triển khả năng giao tiếp, hỗ trợ lẫn nhau.

những phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác thông qua cuộc thảo luận nhóm để rèn luyện tính chủ động, khả năng giao tiếp

2.4 Kết hợp đánh giá và tự đánh giá

Với phương pháp dạy học tích cực, giáo viên sẽ là người trực tiếp hướng dẫn các em học sinh kỹ năng tự đánh giá để có sự điều chỉnh phù hợp với cách học của mình. Bên cạnh đó cũng cần phải tạo điều kiện cho các em học sinh tự đánh giá lẫn nhau.

Việc đánh giá và kiểm tra không chỉ ở phạm vi kiến thức, kỹ năng đã được truyền dạy mà cần phải khuyến khích được các em phát huy tính thông minh, óc sáng tạo nhằm giải quyết các tình huống xảy ra ở trong thực tế.

Phương pháp dạy học tích cực môn ngữ văn

3. So sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học tích cực

3.1 Về quan niệm, bản chất

Quan niệm:

  • Dạy học truyền thống là quá trình tiếp thu, lĩnh hội thông tin từ giáo viên, qua đó giúp các em hình thành nên kiến thức, các kỹ năng, các tư tưởng và tình cảm.
  • Dạy học tích cực là quá trình kiến tạo mà ở đó học sinh là người chịu trách nhiệm tìm kiếm thông tin, khám phá, hành động,… để tự mình hình thành nên những hiểu biết, năng lực và phẩm chất của bản thân.

Bản chất:

  • Dạy học truyền thống: Truyền thụ kiến thức và chứng minh các chân lý của giáo viên.
  • Dạy học tích cực: Tổ chức các hoạt động nhận thức, hướng dẫn cho các em học sinh tìm ra chân lí.

các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

Dạy học tích cực, học sinh là người trực tiếp tìm kiếm thông tin, hành động….để hình thành nên hiểu biết, năng lực và phẩm chất của bản thân

3.2 Về mục tiêu

  • Dạy học truyền thống: Cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo để vượt qua các kỳ thi.
  • Dạy học tích cực: Hình thành cho học sinh năng lực, truyền tải phương pháp học, cách học, giúp các em học được nhiều điều bổ ích và cần thiết cho bản thân để đáp ứng yêu cầu học tập hiện tại cũng như phục vụ cho cuộc sống bây giờ và sau này.

3.3 Về nội dung

  • Dạy học truyền thống: Nội dung bài giảng từ sách giáo khoa và giáo viên.
  • Dạy học tích cực: Nội dung giảng dạy phong phú bao gồm: sách giáo khoa, giáo viên, thực tế cuộc sống, thí nghiệm…gắn với khả năng nhận thức của học sinh, điều kiện học tập của trường, địa phương và gần gũi với những vấn đề học sinh đang quan tâm.

3.4 Về phương pháp

  • Dạy học truyền thống: Diễn giảng, truyền tải bài giảng một chiều.
  • Dạy học tích cực: Phương pháp dạy học tương tác, thảo luận, tìm tòi để giải quyết các vấn đề.

3.5 Về hình thức tổ chức

  • Dạy học truyền thống: Tổ chức giảng dạy trong lớp.
  • Dạy học tích cực: Hình thức giảng dạy linh hoạt như trong lớp, ngoài trời, phòng thí nghiệm… học theo nhóm, học cá nhân hoặc cả lớp với giáo viên.

phương pháp giáo dục tích cực ở tiểu học

Học trong phòng thí nghiệm theo nhóm là một hình thức tổ chức của phương pháp dạy tích cực

4. Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học

4.1 Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề

Trong các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học, phương pháp đặt và giải quyết vấn đề đặc biệt được chú trọng. Bởi không chỉ giúp các em hình thành kỹ năng phát hiện, đặt và giải quyết vấn đề trong học tập, mà còn có thể giải quyết được vấn đề gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Cách tiến hành:

  • Bước 1: Đặt vấn đề. Giáo viên đưa ra tình huống để học sinh nhận dạng và phát hiện vấn đề cần giải quyết.
  • Bước 2: Giải quyết vấn đề. Đưa ra các cách giải quyết vấn đề, lập kế hoạch giải quyết và thực hiện giải quyết vấn đề.
  • Bước 3: Kết luận. Thảo luận về cách giải quyết, đưa ra đánh giá và kết luận.

4.2 Phương pháp hoạt động nhóm

Với phương pháp hoạt động nhóm, lớp sẽ được phân thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 4 -6 bạn. Các nhóm này có thể cố định hoặc thay đổi, cùng thảo luận chủ đề giống hoặc khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu học tập.

Luyện viết chữ đẹp giáo viên TPHCM

phương pháp dạy học tích cực cấp tiểu học

Phương pháp hoạt động nhóm cùng thảo luận về một vấn đề giống hoặc khác nhau

Cách tiến hành:

  • Cả lớp làm việc chung: Giáo viên phân nhóm, đưa ra chủ đề, phân chia nhiệm vụ cho từng nhóm.
  • Làm việc nhóm: Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm, cả nhóm thảo luận để đưa ra kết quả, sau đó cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm.
  • Tổng kết: Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả để cả lớp đánh giá. Giáo viên tổng kết.

Ưu điểm:

  • Phương pháp hoạt động nhóm tăng tính chủ động và khả năng giao tiếp của học sinh khi cùng nhau tìm hiểu về vấn đề đưa ra và trình bày ý kiến của cá nhân của mỗi thành viên.
  • Tăng thêm sự hiểu biết cho học sinh cũng như nhận biết được những điều cần học hỏi.
  • Tạo sự công bằng và gắn kết thành viên trong lớp

4.3 Phương pháp dạy học vấn đáp

Đây là phương pháp dạy học mà ở đó giáo viên sẽ là người đưa ra các câu hỏi và học sinh sẽ trả lời, học sinh có thể cùng nhau tranh luận hoặc tranh luận với giáo viên, từ đó giúp học sinh tiếp thu được kiến thức của bài giảng.

Trong phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học, có 2 loại phương pháp vấn đáp:

  • Vấn đáp tái hiện: Giáo viên đưa ra các câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời bằng cách dựa vào trí nhớ về kiến thức đã được học mà không cần phải suy luận.
  • Vấn đáp giải thích – minh họa: Giáo viên đưa ra các câu hỏi nhưng để giúp học sinh dễ hình dung và dễ nhớ sẽ sử dụng đến ví dụ minh hoạ.

phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục tiểu học

Phương pháp vấn đáp là phương pháp mà giáo viên sẽ đưa ra câu hỏi, còn học sinh sẽ trả lời

4.4 Phương pháp đóng vai

Là phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ cho các em học sinh thực hành về các cách ứng xử thông qua một tình huống đóng vai nào đó.

Ưu điểm:

  • Giúp học sinh rèn luyện được kỹ năng ứng xử và thể hiện thái độ của mình trước một vấn đề, tình huống nào đó.
  • Tăng được sự chú ý và hứng thú đối với học sinh.
  • Tăng khả năng sáng tạo cho học sinh.
  • Khích lệ học sinh có những hành vi, thái độ đúng đắn theo chuẩn mực.
  • Nhận biết tác động và hiệu quả của lời nói, hành động.

Cách tiến hành:

  • Giáo viên chia lớp thành từng nhóm, giao tình huống và quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian diễn đóng vai.
  • Các nhóm thảo luận về tình huống đóng vai, phân chia vai diễn.
  • Các nhóm thực hiện đóng vai.
  • Giáo viên phỏng vấn các bạn học sinh đóng vai và cả lớp thảo luận, đánh giá về cách ứng xử của nhân vật.
  • Giáo viên đưa ra kết luận về cách ứng xử phù hợp nhất.

4.5 Phương pháp động não

Với phương pháp động não, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn giáo viên có thể giúp học sinh của mình nảy sinh ra được các ý tưởng, các giả định về vấn đề nào đó.

phương pháp dạy học tích cực cho học sinh tiểu học

Với phương pháp động não chỉ trong một thời gian ngắn, giáo viên sẽ giúp học sinh đưa ra nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề nào đó

Cách tiến hành:

  • Giáo viên đưa ra các câu hỏi cho cả lớp hoặc cho các nhóm.
  • Động viên, khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến của mình.
  • Liệt kê toàn bộ ý kiến của học sinh trên bảng hoặc trên một tờ giấy khổ to.
  • Phân loại ý kiến của học sinh.
  • Phân tích rõ các ý kiến chưa được rõ ràng và thảo luận sâu về chúng.

4.6 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Đây là phương pháp được ứng dụng nhiều ở các lĩnh vực khác nhau và cũng là một phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học được nhiều trường áp dụng. Với phương pháp này, học sinh sẽ là người trực tiếp nghiên cứu về một tình huống xảy ra trong thực tiễn và cùng tìm cách giải quyết với các thành viên trong nhóm.

Cách tiến hành:

  • Xác định trường hợp có vấn đề cần giải quyết.
  • Tìm kiếm và thu thập thông tin từ nhiều nguồn.
  • Nghiên cứu để đưa ra phương án giải quyết vấn đề.
  • Đưa ra quyết định giải quyết vấn đề.
  • Bảo vệ phương án đưa ra.
  • So sánh với những phương án có sẵn trong thực tế.

4.7 Phương pháp dạy học dự án

Là phương pháp dạy học mà ở đó học sinh cần phải thực hiện các nhiệm vụ học tập phức hợp nhằm tạo ra các sản phẩm học tập.

active teaching methods in primary schools

Học dự án, học sinh cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ học tập phức hợp mới có thể tạo ra các sản phẩm học tập

Cách tiến hành:

  • Nhận định vấn đề và xác định mục đích của dự án.
  • Lập kế hoạch dự án.
  • Thực hiện dự án.
  • Trình bày trước lớp về dự án đã thực hiện.
  • Giáo viên đánh giá về dự án.

4.8 Phương pháp khám phá – webquest

Phương pháp khám phá – webquest là phương pháp học sinh sẽ tự mình tìm kiếm thông tin bài học và tự học thông qua sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

Cách tiến hành:

  • Chọn và đưa ra các chủ đề. Yêu cầu của chủ đề phải có nội dung phù hợp với nhận thức của học sinh, tăng được sự hứng thú, gắn liền với thực tiễn và có nhiều tài liệu ở trên mạng.
  • Tìm kiếm tài liệu cho học tập.
  • Xác định rõ mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu cần phải đạt được khi thiết kế.
  • Thực hiện thiết kế nội dung thông qua chỉ dẫn, hỗ trợ của giáo viên.
  • Trình bày trang web.
  • Giáo viên đánh giá, sửa chữa khi tiến hành cùng với học sinh.
  • Thông qua việc đánh giá để cùng rút kinh nghiệm và sửa chữa với sự tham gia của các em học sinh.

4.9 Phương pháp thuyết trình

Nằm trong các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học được đánh giá cao, phương pháp thuyết trình sẽ sử dụng lời nói sinh động để truyền tải nội dung tài liệu mới hoặc dùng để tổng kết những tri thức mà học sinh tiếp nhận được.

Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả giáo viên cần sử dụng lời nói trong sáng phù hợp với đối tượng học sinh, lời nói phải giàu hình tượng, phát ẩm chuẩn xác, âm lượng và tốc độ lời nói vừa phải kết hợp với cử chỉ, hành động phù hợp. Đặc biệt cần phải biết cách đặt vấn đề để thu hút được sự hứng thú của học sinh ngay từ khi bắt đầu.

phương pháp dạy học tích cực tiểu học

Phương pháp thuyết trình sử dụng lời nói sinh động để truyền tải nội dung tới học sinh

4.10 Phương pháp hỏi đáp

Bản chất của phương pháp này chính là hình thức vấn đáp giữa giáo viên và học sinh, vừa giúp các em tiếp thu thêm kiến thức mới lại vừa có thể củng cố được lượng kiến thức cũ.

Các phương pháp dạy học tích cực môn toán

5. Điều kiện để ứng dụng phương pháp dạy học tích cực

  • Giáo viên: Để ứng dụng phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học, giáo viên phải có kiến thức sư phạm, kiến thức chuyên môn, sử dụng thành thạo CNTT và biết cách định hướng cho học sinh tự do nhận thức theo đúng mục tiêu giáo dục.
  • Học sinh: Hình thành phẩm chất và năng lực để thích nghi với phương pháp dạy học tích cực, tăng cường thói quen tự học và phát triển khả năng tư duy.
  • Sách giáo khoa: Giảm khối lượng kiến thức nhồi nhét, kiến thức ghi nhớ, tăng cường các hoạt động học tập tích cực, bài toán nhận thức, thường xuyên đưa ra gợi ý mở để học sinh tìm tòi, phát triển bài học.
  • Thiết bị dạy học: Đảm bảo cung cấp đầy đủ thiết bị dạy học ở mức tối thiểu cho học sinh thực hành độc lập hoặc theo nhóm.
  • Đổi mới đánh giá kết quả của học sinh: Đánh giá học sinh cần đảm bảo công khai và khách quan, đánh giá toàn bộ quá trình học tập với nhiều hình thức khác nhau.
  • Bộ phận quản lý: Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực tại trường mình. Bên cạnh đó, cần phải tôn trọng, đề xuất sửa đổi với sáng kiến dạy học tích cực của giáo viên và chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hành dạy học tích cực hiệu quả.

phương pháp dạy học tích cực ở cấp tiểu học

Để ứng dụng phương pháp dạy học tích cực cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên, nhà trường và học sinh

6. Đưa yếu tố tích cực vào trong các biện pháp dạy học truyền thống

Khi vận dụng phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học, không nhất thiết phải loại bỏ đi phương pháp dạy học truyền thống. Ví dụ, chúng ta có thể khai thác và đưa các yếu tố tích cực vào phương pháp thuyết trình truyền thống.

Trong dạy học truyền thống, phương pháp thuyết trình là kiểu tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Nhưng khi chúng ta vận dụng vào dạy học tích cực thì cần phải giảm thuyết trình thông cáo – tái tạo mà thay vào đó là thuyết trình giải trình sự tình.

phương pháp dạy học tích cực ở trường tiểu học

Khai thác hình thức thuyết trình trong phương pháp dạy học truyền thống để vận dụng vào phương pháp dạy học tích cực

Vận dụng phương pháp thuyết trình giải trình sự tình sẽ tạo được sự hứng thú, tăng sự tương tác giữa giáo viên, học sinh và góp phần phát huy khả năng tư duy cho các em. Để việc ứng dụng thuyết trình mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng một số hình thức sau:

  • Thuyết trình dưới dạng nêu vấn đề: Đặt sự tình dưới dạng các câu hỏi nghi vấn và gợi mở để học sinh giải quyết vấn đề.
  • Thuyết trình thuật chuyện: Giáo viên sẽ kể các chuyện để minh họa và rút ra vấn đề liên quan nội dung bài giảng.
  • Thuyết trình diễn tả và phân tích: Sử dụng các công thức, biểu đồ, biểu mẫu,… để diễn tả và phân tích về nội dung của bài học.
  • Thuyết trình dạng so sánh, tổng hợp: Đưa ra hai đối tượng đối đầu nhau để so sánh và rút ra kết luận. Bên cạnh đó, có thể dùng tới số liệu để phân tích và so sánh.
  • Thuyết trình nêu sự tính có giả thuyết: Giáo viên sẽ đưa ra các giả thuyết có sự mâu thuẫn để tạo ra các tình huống, và học sinh sẽ tự mình đưa ra các ý kiến đúng, sai và bảo vệ lập luận cho ý kiến đó của mình.

Trên đây là 10 phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học được đánh giá cao và mang lại hiệu quả trong công tác dạy và học hiện nay. Hy vọng quý thầy cô có thể áp dụng vào thực tiễn để làm tăng sự sôi nổi, hứng thú trong mỗi buổi học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức truyền tải một cách nhanh chóng và ghi nhớ được sâu hơn.