Chat với Như Ý
0937.672.889

Bài giảng trực tuyến m-Learning và e-Learning khác nhau ở điểm nào?

Bạn đã từng nghe đến khái niệm bài giảng trực tuyến m-Learning và bài giảng điện tử E-Learning chưa? Hai loại bài giảng này có điểm gì khác biệt? Làm sao để thiết kế bài giảng m-Learning nhanh chóng và hiệu quả nhất? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên!

Nội dung bài viết:

  1. Định nghĩa bài giảng trực tuyến (m-Learning)
  2. Định nghĩa bài giảng điện tử (e-Learning)
  3. Điểm khác biệt giữa bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử
  4. Hướng dẫn thiết kế bài giảng m-learning
    • Các yêu cầu thiết kế
    • Cấu trúc sư phạm của bài giảng trực tuyến

1. Định nghĩa bài giảng trực tuyến (m-Learning)

lợi ích của bài giảng trực tuyến

Bài giảng m-learning giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập

Bài giảng trực tuyến là hình thức đào tạo chủ yếu bằng các đoạn video được quay lại và phát trên các kênh internet phổ biến như: Youtube, Vimeo,… Bài giảng này được thiết kế dựa trên nền tảng các thiết bị thông minh, và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác dạy và học.

Bài giảng m-Learning hiện nay đang dần phổ biến với nhiều ưu điểm nổi bật. Với hình thức giảng dạy này, rất nhiều đối tượng có thể tiếp cận và học tập mà không cần phân biệt tuổi tác hay giới tính. Hơn nữa, m-Learning phù hợp với công tác giáo dục trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Học sinh và giáo viên có thể trao đổi với nhau thông qua phần bình luận dưới video.

Luyện viết chữ đẹp Như Ý

2. Định nghĩa bài giảng điện tử (e-Learning)

Bài giảng điện tử e-Learning là “đứa em sinh sau đẻ muộn” của m-Learning nên được thừa hưởng những ưu điểm của m-Learning. Hơn nữa, e-Learning còn được tích hợp nhiều tính năng nổi bật như chèn hình ảnh, video, kết nối với Youtube,… giúp việc dạy và học đạt hiệu quả cao nhất.

bài giảng điện tử e-learning là gì

Bài giảng điện tử e-learning khác gì với bài giảng m-learning

Bài giảng điện tử được thiết kế trên các phần mềm hiện đại, đóng gói theo chuẩn HTML với nhiều định dạng khác nhau như video, slideshow, animation,… Với bài giảng e-Learning, người học có thể chủ động được thời gian, tiếp cận và cập nhật kiến thức dễ dàng nhất.

7 cách thiết kế bài giảng điện tử với PowerPoint

3. Điểm khác biệt giữa bài giảng trực tuyến và bài giảng điện tử

Một số đặc điểm để phân biệt giữa m-Learning và e-Learning phải kể đến như:

  • Bài giảng trực tuyến yêu cầu người học phải đảm bảo kết nối internet liên tục để việc học không bị gián đoạn, trong khi đó bài giảng điện tử không yêu cầu khắt khe về vấn đề này.
  • Phần lớn các bài giảng m-Learning được xây dựng dưới dạng video, còn bài giảng e-Learning thì đa dạng hơn nhiều.
  • Đối tượng dạy và học trong bài giảng m-Learning thường là học sinh, sinh viên, giáo viên và giảng viên, bài giảng e-Learning phù hợp hơn trong quy mô doanh nghiệp.
  • Bài giảng e-Learning đòi hỏi phải có sự đầu tư công phu hơn về thời gian lẫn kinh phí so với bài giảng m-Learning.

Học viết chữ ký đẹp

4. Hướng dẫn thiết kế bài giảng m-learning

bài giảng m-learning

Bài giảng m-Learning cho phép học trực tuyến khi có kết nối internet

Để xây dựng bài giảng m-Learning một cách đảm bảo, bạn cần nắm rõ yêu cầu cũng như cấu trúc sư phạm của loại bài giảng này.

4.1 Các yêu cầu thiết kế bài giảng m-Learning

Một bài giảng trực tuyến cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản dưới đây:

  • Nội dung lôi cuốn, hấp dẫn và thu hút người học.
  • Giúp người học nắm được mục tiêu của bài giảng.
  • Chỉ ra những nội dung liên quan, cần ôn lại của những bài giảng trước.
  • Sử dụng hình ảnh, âm thanh, video… phù hợp giúp người học dễ dàng nắm bắt nội dung bài giảng.
  • Sử dụng các bộ câu hỏi giúp tăng tương tác giữa người dạy và người học, thông qua đó đánh giá được mức độ hiểu bài và hiệu quả giảng dạy.
  • Đúc kết nội dung và đưa ra các yêu cầu cần chuẩn bị cho những buổi học sắp đến.

Marketing giáo dục: 5 chiến thuật –6 gợi ý

4.2 Cấu trúc sư phạm của bài giảng trực tuyến

m-learning

Cấu trúc sư phạm của bài giảng m-Learning

Dựa trên những yêu cầu của m-Learning, bài giảng này chia thành 3 giai đoạn:

  • Chuẩn bị: Ôn lại những kiến thức đã qua, giúp người học hiểu rõ hơn về mục tiêu, nhiệm vụ của mình trong bài giảng lần này.
  • Hướng dẫn học tập và thực hành: Sử dụng các phương tiện truyền thông một cách hiệu quả nhất, giúp tăng khả năng học tập và thực hành của học viên.
  • Phản hồi và đánh giá: Đánh giá việc có đạt được mục tiêu học tập đề ra ban đầu hay không.

Đến đây, bạn đã hiểu hơn về bài giảng trực tuyến rồi phải không? Nếu bạn đang cần tìm nơi giúp bạn thiết kế và đăng tải bài giảng m-Learning hiệu quả nhất, thì We là lựa chọn hoàn hảo. Đã có hơn 4500+ khóa học trực tuyến xuất bản thành công trên We. Tìm hiểu ngay!