Chat với Như Ý
0937.672.889

Giới thiệu, so sánh các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại

Các phương pháp dạy học truyền thống bao gồm những gì? Ưu, nhược điểm của cách dạy học này như thế nào. Dạy học truyền thống và hiện đại có gì khác nhau? Đây là những câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Hãy cùng We tìm câu trả lời thông qua các phân tích trong bài viết sau.

Nội dung bài viết:

  1. Phương pháp dạy học truyền thống là gì?
  2. Phân loại phương pháp dạy học truyền thống
    • Nhóm diễn giảng
    • Nhóm trực quan
    • Nhóm thực hành
  3. So sánh phương pháp dạy học truyền thống và dạy học tích cực

1. Phương pháp dạy học truyền thống là gì?

Phương pháp dạy học truyền thống là cách dạy học được truyền từ lâu đời qua nhiều thế hệ. Về cơ bản thì có thể hiểu, phương pháp này lấy trung tâm là giáo viên. Giáo viên sẽ là người thuyết trình, diễn giải kho tàng tri thức còn học sinh sẽ là lắng nghe, ghi chép và học thuộc.

một số phương pháp dạy học truyền thống

Học sinh chỉ nghe và chép trong các buổi học truyền thống

Trong các phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên chính là tâm điểm còn học sinh là khách thể, là quỹ đạo xung quanh. Giáo án dạy chương trình cũng được thiết kế theo một đường thẳng từ trên xuống. Nội dung giảng dạy theo tính truyền thống và mang đặc điểm về sự logic cao.

Nhược điểm của cách dạy truyền thống là học sinh dễ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, giờ học cũng buồn tẻ và kiến thức chỉ thiên về lý thuyết. Bởi vì không có nhiều cơ hội thực hành, nên học sinh khó có thể áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn.

Luyện viết chữ đẹp học sinh

2. Phân loại phương pháp dạy học truyền thống

Trên thực tế có khá nhiều phương pháp dạy học truyền thống khác nhau. Dưới đây là phân loại những phương pháp dạy học truyền thống để các bạn cùng tham khảo:

2.1 Nhóm diễn giảng

2.1.1 Phương pháp thuyết trình thông báo – tái hiện

Phương pháp này chính là phương pháp thể hiện được tính chất thông báo trong lời giảng của giáo viên cùng với đó là tính lĩnh hội của học sinh. Nhìn chung, phương pháp này sẽ chỉ cho phép các học sinh có thể đạt được mức độ tái hiện nên nó mang tính thụ động khá nhiều.

các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại

Một buổi học sử dụng phương pháp thuyết trình thông báo – tái hiện

2.1.2 Phương pháp thuyết trình nêu vấn đề

Phương pháp này có cấu trúc thuyết trình song song và được phát triển theo hướng tích cực đó là trình bày để nêu vấn đề. Giáo viên sẽ trình bày các tri thức theo logic hợp lý với dạng nêu ra vấn đề gợi mở.

Việc nêu vấn đề sẽ định hướng cho học sinh và sự trình bày của giáo viên. Nhìn chung phương pháp này sẽ mang đến khả năng kích thích tư duy của học sinh một cách tốt nhất

Ưu điểm:

  • Cho phép giáo viên có thể trình bày một nội dung lý thuyết khó và phức tạp.
  • Cho phép giáo viên trình bày mô hình mẫu của tư duy logic với các trình bày và lý giải vấn đề khoa học hơn.
  • Hình thành một tư tưởng và tình cảm tốt đẹp với niềm tin thông qua ngôn ngữ và cách mà giáo viên giảng dạy.
  • Tạo điều kiện để cho học sinh có thể phát huy được năng lực chú ý và tư duy bằng khái niệm.
  • Mang đến tính kinh tế cao.

những phương pháp dạy học truyền thống

Giáo viên trình bày kiến thức bằng cách đưa ra vấn đề mở

Nhược điểm:

  • Rất dễ làm cho người học gặp phải tình trạng bị thụ động và mệt mỏi.
  • Ít phát triển tư duy một cách độc lập và sáng tạo.
  • Thông tin ngược sẽ không được đảm bảo tốt.

Các hình thức đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp

2.1.3 Phương pháp đàm thoại

Trong các phương pháp dạy học truyền thống diễn giả, đàm thoại là phương thức thường xuyên được sử dụng. Giáo viên sẽ đặt ra trong một hệ thống câu hỏi hay là tổ chức để học sinh trả lời. Học sinh sẽ thực hiện được trao đổi qua lại và tranh luận với nhau cũng như là tranh luận với giáo viên để lĩnh hội được bài học một cách tốt nhất.

Ưu điểm:

  • Kích thích được tính tích cực trong quá trình nhận thức của học sinh.
  • Bồi dưỡng được năng lực diễn đạt một vấn đề khoa học nhất có thể.
  • Giúp giáo viên có thể thu được tín hiệu từ học sinh một cách nhanh chóng và kịp thời để điều chỉnh quá trình dạy học.

hệ thống các phương pháp dạy học truyền thống

Giáo viên nêu vấn đề để cả lớp cùng tham gia phân tích và phát biểu

Nhược điểm:

Nếu như giáo viên không biết vận dụng một cách khéo léo thì sẽ rất dễ dẫn tới mất thời gian.

2.1.4 Phương pháp làm việc với SGK và tài liệu tham khảo

Trong quá trình làm việc với sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo, học sinh sẽ nắm vững được kiến thức và hình thành được các kỹ năng thông qua sách vở. Làm việc với sách giáo khoa và tài liệu có thể được diễn ra trên lớp hoặc ngoài lớp đều được.

2.2 Nhóm trực quan

Phương pháp dạy trực quan là phương pháp sử dụng những phương tiện trực quan và các phương tiện kỹ thuật để củng cố kiến thức của học sinh.

Ưu điểm:

  • Giúp học sinh có thể nắm bắt được đầy đủ các thông tin về đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở huy động nhiều khách quan khác nhau. Từ đó sẽ phát triển được tư duy một cách trừu tượng và hình thành khái niệm về đối tượng rõ ràng nhất.
  • Làm thỏa mãn cũng như là phát triển hứng thú của người học.
  • Giúp cho các tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với học sinh.

Luyện viết chữ đẹp người lớn

những hạn chế phương pháp dạy học truyền thống

Học sinh được theo dõi quá trình thí nghiệm

Nhược điểm:

Nếu như lạm dụng điều này quá nhiều thì học sinh sẽ bị phân tán sự chú ý và thiếu tập trung vào sự hạn chế của tư duy trừu tượng.

2.3 Nhóm thực hành

Trong các phương pháp dạy học truyền thống, nhóm thực hành mang tính chủ động nhiều nhất. Giáo viên sẽ tổ chức cho học sinh hoạt động thực hành để khám phá tri thức mới, và vận dụng nó để củng cố rèn luyện kỹ năng của bản thân. Nhóm phương pháp này sẽ bao gồm việc luyện tập, ôn và làm việc trong phòng thí nghiệm.

Ưu điểm:

  • Rèn luyện cho học sinh những kỹ năng kỹ xảo và củng cố tri thức.
  • Hình thành cho người học những phẩm chất như là tính độc lập, tinh thần chịu trách nhiệm và tính sáng tạo.

một số phương pháp giảng dạy truyền thống

Học sinh thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên

Nhược điểm:

Nếu như việc chuẩn bị không được chu đáo thì sẽ khiến cho học sinh rèn luyện những kỹ năng và kĩ sảo này một cách máy móc.

Những thông tin có thể bạn chưa biết về học online

3. So sánh phương pháp dạy học truyền thống và dạy học tích cực

Dưới đây là bảng so sánh các phương pháp dạy học truyền thống và dạy học hiện đại để các bạn cùng tham khảo:

DẠY HỌC TRUYỀN THỐNG

Giáo viên là trung tâm

DẠY HỌC TÍCH CỰC

Định hướng học sinh/ kiến tạo

Phương pháp
Phương pháp truyền thụ và thông báo là phương pháp chiếm ưu thế. Trong đó bao gồm cả việc định hướng mục đích học tập và kiểm tra học sinh. Nhìn chung phương pháp này vẫn nặng về định hướng hiệu quả truyền đạt thông tin. Có sự phối hợp giữa hành động của người dạy và người học. Nó bao gồm quá trình lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá giờ học.
Người học
Người học sẽ bị bị động và không có quyền quyết định quá nhiều. Người học phải có vai trò nhiều hơn trong quá trình học tập của mình và tự điều khiển kết quả.
Người dạy
Người dạy sẽ trình bày và giảng giải nội dung cho học sinh. Đồng thời họ cũng là người chỉ đạo và kiểm tra các bước học tập. Người dạy sẽ đưa ra các tình huống và chỉ dẫn những công cụ để có thể giải quyết vấn đề. Người dạy chỉ có vai trò là người tư vấn chứ không giải đáp vấn đề.
Quá trình học
Quá trình học diễn ra thụ động và được tiến hành theo một hệ thống. Việc học là cả quá trình kiến tạo tích cực. Quá trình này sẽ được tiến hành theo những chủ đề nhất định. Kết quả của quá trình học tập sẽ dựa vào từng cá nhân và tình huống cụ thể.
Quá trình dạy
Quá trình dạy là quá trình truyền tải tri thức từ người dạy sang người học. Người học sẽ lĩnh hội các nội dung theo phương thức đã được lập trình sẵn. Quá trình dạy này có thể được lặp đi lặp lại nhiều lần. Người dạy sẽ được tiến hành đưa ra các gợi ý hỗ trợ và tư vấn cho học sinh. Phương pháp này có tính lặp lại ít hơn so với phương pháp truyền thống.
Đánh giá
Kết quả học tập sẽ được dự báo dựa trên nhiều phương pháp khác nhau. Dạy học và đánh giá được chia ra làm hai thành phần khác nhau trong quá trình dạy học. Nhìn chung phương pháp này sẽ tái hiện được khả năng chính xác của tri thức. Dựa vào quá trình học tập để đánh giá kết quả nhiều hơn là dựa vào kiểm tra. Học sinh sẽ được tham gia vào quá trình đánh giá. Phương pháp này chú trọng tính ứng dụng tri thức trong những tình huống cụ thể.

Trên đây là những chia sẻ về các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để các thầy cô cùng tham khảo. Mong rằng với những so sánh này đã giúp thầy cô có thể hiểu hơn về hai phương pháp dạy học này và có cách tiến hành dạy học hiệu quả.