Chat với Như Ý
0937.672.889

Quy trình xây dựng chương trình đào tạo đầy đủ và bài bản với 7 bước thực hiện

Đào tạo nhân viên là việc làm cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu dài hạn trong tương lai. Tuy nhiên, một chương trình đào tạo chuyên nghiệp chỉ được tạo ra với một quy trình chuẩn theo từng bước. Trong bài viết này, hãy cùng We tìm hiểu về 7 bước quy trình xây dựng chương trình đào tạo, và tạo nên một kế hoạch đào tạo chi tiết, hiệu quả nhất.

Nội dung bài viết:

  1. Khảo sát và xác định nhu cầu đào tạo
  2. Xác định mục tiêu sau đào tạo
  3. Lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo
  4. Thiết kế chương trình và lựa chọn phương pháp
  5. Dự tính chi phí cho đào tạo
  6. Chọn giảng viên và đào tạo giảng viên
  7. Đánh giá kết quả

xây dựng chương trình đào tạo

Quy trình xây dựng chương trình đào tạo cần có sự chi tiết, cụ thể trong từng bước

1. Khảo sát và xác định nhu cầu đào tạo

Đây là bước quan trọng nhất trong toàn bộ quy trình xây dựng chương trình đào tạo. Bởi việc xác định đúng nhu cầu sẽ giúp tạo nên một kế hoạch đào tạo phù hợp nhất với tình hình hiện tại của doanh nghiệp, cũng như giúp tiết kiệm tối đa về mặt chi phí. Điều mà doanh nghiệp cần làm đó là phải xác định thời gian thực hiện đào tạo, bộ phận nào cần được đào tạo, với những kỹ năng gì, và số lượng bao nhiêu người.

Nhu cầu đào tạo sẽ được xác định dựa trên bảng phân tích nhu cầu về nhân sự của các phòng ban trong doanh nghiệp, yêu cầu về mặt kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc cũng như kiến thức và kỹ năng thực tế của cán bộ, công nhân viên.

Học viết chữ ký

2. Xác định mục tiêu sau chương trình đào tạo

Dựa vào việc đánh giá nhu cầu đào tạo, doanh nghiệp sẽ xác định khiếm khuyết trong sáng kiến đào tạo hiện tại và kỹ năng của cán bộ, công nhân viên. Những điểm này cần được đi sâu phân tích để trở thành mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp.

Với doanh nghiệp, mục tiêu sau cùng chính là kéo gần khoảng cách về hiệu suất hiện tại và mục tiêu mong muốn. Với cán bộ, công nhân viên, tất cả đều được nâng cao về kỹ năng và trình độ, đảm bảo mang lại hiệu quả cao trong công việc.

hướng dẫn xây dựng chương trình đào tạo

Mục tiêu sau đào tạo: toàn bộ CNV có được kỹ năng, trình độ để làm tốt công việc

3. Lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo

Đây được xem là một bước quan trọng trong quy trình xây dựng chương trình đào tạo, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí của doanh nghiệp. Chi phí dành cho chương trình đào tạo khá tốn kém, do đó phải lựa chọn đúng đối tượng tham gia.

Để lựa chọn đúng đối tượng, trước tiên phải chọn những công nhân viên nằm trong danh sách có nhu cầu đào tạo. Sau đó, đánh giá về khả năng tiếp thu và học tập của họ. Và cuối cùng là dự đoán về khả năng thay đổi hành vi nghề nghiệp. Chỉ khi nào kết hợp đủ 3 yếu tố trên và thấy khả quan thì mới xem là lựa chọn đúng người.

Học trực tuyến với bài giảng eLearning

4. Thiết kế chương trình và lựa chọn phương pháp

Thiết kế chương trình đào tạo bao gồm các yếu tố:

  • Số lượng bài giảng và các bộ môn cần phải học.
  • Thời gian học của từng môn và từng bài giảng.
  • Thứ tự học của từng môn.

Sau khi đã thiết kế xong chương trình đào tạo, doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp nhất với yêu cầu đào tạo cũng như nguồn kinh phí bỏ ra.

cách xây dựng chương trình đào tạo

Thiết kế chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp nhất với nhu cầu và kinh phí của doanh nghiệp

5. Dự tính chi phí cho chương trình đào tạo

Trong quy trình xây dựng chương trình đào tạo, chi phí luôn là vấn đề then chốt. Bởi một chương trình đào tạo thường đi kèm với rất nhiều khoản chi phí. Dự toán đào tạo bao gồm các khoản sau:

  • Chi phí cho giảng viên.
  • Chi phí cho CNV.
  • Chi phí quản lý của doanh nghiệp.
  • Chi phí cho các phương tiện hỗ trợ việc dạy và học.

Việc dự tính chi phí đào tạo là việc làm cần thiết, giúp doanh nghiệp cân đối ngân sách, tránh gặp phải các vấn đề phát sinh khi triển khai, và đạt được kết quả tốt nhất.

→ Xem Luyện viết chữ đẹp tại đây!

6. Chọn giảng viên và đào tạo giảng viên

Căn cứ vào phương pháp đào tạo, doanh nghiệp sẽ lựa chọn nguồn giảng viên phù hợp. Tuy nhiên khi chọn giảng viên nên chọn những người có tâm huyết với công việc giảng dạy, tạo được sự liên kết giữa giảng viên và học viên, bởi những người dạy giỏi bao giờ cũng mang lại hiệu quả giảng dạy tốt hơn.

Hiện có 2 nguồn giảng viên chính mà doanh nghiệp có thể lựa chọn, bao gồm:

  • Bên trong doanh nghiệp: Lựa chọn những người có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn. Ưu điểm của nguồn này là dễ dàng quản lý, giảm chi phí thuê giảng viên. Tuy nhiên khả năng truyền thụ kiến thức sẽ bị hạn chế.
  • Bên ngoài doanh nghiệp: Có thể là nhân sự của những công ty khác hoặc giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo. Nếu chọn giảng viên từ nguồn này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm được giảng viên giỏi, mang đến hiệu quả đào tạo cao và không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Tuy nhiên, phí thuê giảng viên khá cao và khó khăn trong công tác quản lý.

Trước khi cho giảng viên đứng lớp, doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành đào tạo giảng viên. Phải truyền đạt cho giảng viên hiểu mục tiêu của khóa học, đối tượng tham gia để họ có phương pháp giảng dạy phù hợp nhất.

các bước xây dựng chương trình đào tạo

Lựa chọn giảng viên từ hai nguồn chính: bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

7. Đánh giá kết quả

Khi hoàn thành xong khóa đào tạo, doanh nghiệp cần phải thực hiện đánh giá xem chương trình có mang lại hiệu quả như mục tiêu đã đề ra hay không. Từ đó, tìm ra những điểm yếu và điểm mạnh để rút kinh nghiệm cho các đợt đào tạo trong tương lai.

Muốn đánh giá hiệu quả, cần phải dựa vào kết quả học tập của cán bộ công nhân viên, và lấy ý kiến thăm dò từ giảng viên, học viên. Sau đó thực hiện so sánh kết quả làm việc của công nhân viên trước và sau khi được cử đi học theo đánh giá của người quản lý trực tiếp.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hình dung được về các bước của quy trình xây dựng chương trình đào tạo. Trên thực tế, các bước này được thiết lập song song và có sự hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra một kế hoạch chuyên nghiệp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Chúc bạn xây dựng chương trình đào tạo thành công!

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non