Dạy học livestream: 5 bước chuẩn bị bài giảng không thể thiếu
Dạy học livestream chưa bao giờ được sử dụng phổ biến trong giáo dục như hiện nay. Khi mà Internet và phát sóng trực tuyến là nhân tố quyết định khả năng tiếp cận nền giáo dục trực tuyến. Với nền tảng và thiết bị dạy học online phù hợp, việc thực hiện những bài giảng phát sóng trực tiếp cũng như các nội dung giáo dục khác trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Cùng We tìm hiểu về 5 bước không thể thiếu khi chuẩn bị một lớp học livestream.
1. Thiết bị, công cụ cần thiết để livestream dạy học
Để livestream bài giảng, trước tiên phải có thiết bị hỗ trợ. Thiết bị cần thiết và được sử dụng phổ biến nhất phải kể đến là máy tính hoặc điện thoại. Người dạy có thể tùy chọn thiết bị nào miễn là cảm thấy phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng bài giảng thì một chiếc máy tính sẽ có nhiều lợi thế hơn. Máy tính có cấu hình càng cao thì tốc độ truyền tải âm thanh, hình ảnh, slide bài giảng cũng như thực hiện các thao tác khác sẽ nhanh hơn.
Ngoài ra, các thầy cô cũng nên đầu tư bộ công cụ nâng cao chất lượng livestream dạy học, bao gồm:
- Camera
- Microphone
Máy tính và điện thoại đều có chức năng ghi hình và ghi âm nhưng đầu tư vào bộ công cụ này không những tạo âm thanh rõ hơn, chất lượng hình ảnh nét hơn mà còn có nhiều tính năng ưu việt khác như:
- Video bài giảng có độ phân giải đến 1080p
- Tự lọc tạp âm, tiếng ồn
- Chia sẻ thông tin, dữ liệu một cách an toàn và giữ lại video bài giảng
- Tự điều chỉnh góc máy theo giáo viên, cho phép phóng to, thu nhỏ vào những chi tiết cần chú ý.
→ Lớp luyện viết chữ đẹp người lớn
2. Chọn nền tảng hỗ trợ livestream dạy học
Phần quan trọng nhất của quá trình dạy học livestream là tìm ra được nhà cung cấp nền tảng dạy học trực tuyến phù hợp. Facebook và Youtube cũng là những nền tảng hỗ trợ livestream nhưng tính bảo mật không cao. Đồng thời đó không phải là những nền tảng chuyên biệt về giáo dục nên không có các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp. Người dạy nên lựa chọn một nền tảng có sẵn với giá cả phải chăng và dễ sử dụng. Nếu chưa quen với phát trực tiếp, hãy chọn một nhà cung cấp không yêu cầu bất kỳ kiến thức kỹ thuật nào khi sử dụng dịch vụ của họ.
Nền tảng tạo bài giảng của We của chúng tôi cho phép người dạy dễ dàng truyền phát video trực tiếp trên trang web của mình trong khi vẫn duy trì quyền kiểm soát đối với nội dung bài giảng.
Ngoài ra, We cũng cung cấp tính năng giám sát và phân tích bằng cách cho phép người dùng truy cập vào số người xem, hành vi và sự tham gia. Khi đang dạy một lớp học trực tuyến, sẽ rất hữu ích nếu người dạy biết liệu học sinh có ở lại toàn bộ thời gian hay họ đã rời đi trước khi kết thúc.
Đặc biệt hơn, đó là vấn đề bảo mật. We có chế độ bảo mật bài giảng nhiều lớp, chống download bài giảng dưới mọi hình thức. Liên tục nâng cấp để mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
→ 5 điều cần làm để triển khai hệ thống E-learning hiệu quả
3. Kiểm tra kết nối Internet
Kết nối internet ổn định là rất quan trọng đối với bất kỳ chương trình trực tiếp nào. Dạy học trực tiếp cũng không phải là ngoại lệ. Muốn đảm bảo rằng học sinh tiếp cận được tất cả nội dung bài giảng thì Internet phải ổn định và không bị giật, lag. Màn hình trống hoặc gián đoạn đột ngột do Internet khiến cả người dạy và người học khó chịu, dễ mất tập trung.
Để mạng Internet không làm gián đoạn quá trình dạy và học, nên ưu tiên dùng mạng cáp quang thay vì sử dụng wifi. Bởi tín hiệu của mạng cáp quang ổn định hơn và tốc độ truyền tốt hơn wifi.
Để truyền phát với chất lượng cao, kết nối Internet cần đạt tốc độ nhất định, nên đạt ít nhất 750Kbps đến 2Mbps. Kết nối Internet phải nhanh gấp đôi tốc độ muốn truyền phát. Ví dụ nếu muốn phát ở tốc độ 1Mbps thì tốc độ truyền mạng ít nhất phải là 2Mps.
4. Điều chỉnh cách giảng dạy trực tuyến
Giáo viên có thể sử dụng nhiều năm kinh nghiệm của mình để soạn bài giảng, thử nhiều cách truyền tải để có thể thu hút người học. Tuy nhiên, việc chuyển đổi từ các bài học truyền thống ở trường sang các lớp học livestream gây ra một số thay đổi mà người dạy cần lưu ý.
Thay đổi quan trọng nhất là về khả năng tương tác. Ở các lớp học truyền thống, giữa giáo viên và học sinh là mối tương tác 2 chiều – tương tác trực tiếp. Giáo viên có thể quan sát thái độ học sinh, không khí lớp học để kịp thời điều chỉnh cách dạy.
Dạy học livestream thì ngược lại bởi nó là hình thức tương tác một chiều và không có khả năng tương tác trực tiếp. Người dạy và người học chỉ có thể tương tác qua tính năng comment. Livestream cho phép người dạy chia sẻ màn hình của mình, hiển thị số lượng người tham gia chứ người dạy không thể thấy được hình ảnh trực tiếp của người học.
Do đó, mỗi khi dạy hết một phần kiến thức nào, người dạy cần tạm dừng bài giảng, đọc phần comment để kịp thời giải đáp thắc mắc của người học.
5. Bắt đầu lớp học trực tuyến
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng các thiết bị, công cụ dạy học, thiết lập được nền tảng hỗ trợ livestream dạy học trực tuyến, kiểm tra kết nối internet của bạn và chuẩn bị bài học, đây là lúc để bắt đầu phát trực tiếp.
Dưới đây là một số mẹo để phát sóng các lớp phát trực tiếp:
- Nói chậm rãi và rõ ràng
- Chuẩn bị một bảng thảo luận để người học có thể đặt câu hỏi và tham gia
- Tạm dừng để kiểm tra tương tác
- Đảm bảo các thiết bị được sạc pin đầy đủ
Tạm kết
Theo sát 5 bước trên sẽ giúp người dạy tạo ra những video bài giảng livestream chất lượng tốt nhất có thể. Học sinh sẽ tiếp thu bài giảng nghiêm túc hơn so với việc người dạy và người học đơn giản trao đổi trên một phần mềm chỉ có tương tác 1 chiều. Do đó, người dạy phải lựa chọn cho mình một nền tảng hỗ trợ dạy học trực tuyến để đơn giản hóa quá trình chuẩn bị. We – Tự tạo website dạy học trong 10 phút của chúng tôi chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho mọi nhà trường, giáo viên. Không chỉ dễ dàng số hóa học liệu mà còn hỗ trợ tối đa việc tương tác nhiều chiều trong lớp học của bạn.